Lịch sử Kinh_tế_Hàn_Quốc

Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng gần như liên tục từ mức vài tỷ USD đến mức ngàn tỷ USD trong chưa đầy một nửa thế kỷ, từ năm 1960 đến 2007.

Khi Tướng Park Chung-hee lên nắm chính quyền vào năm 1961, Hàn Quốc đã có một mức thu nhập bình quân đầu người ít hơn $80 USD mỗi năm. Trong thời gian đó, Hàn Quốc chưa có nền công nghiệp nặng và nền kinh tế khi đó có thể tồn tại được chủ yếu là phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, đặc biệt là từ Mỹ để đổi lấy sự tham gia của Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam.[12][13] Hàn Quốc đã cử khoảng 320.000 quân nhân sang tham chiến cùng Mỹ trong chiến tranh Việt Nam để đổi lấy những khoản viện trợ của Mỹ. Khoảng hơn 5.000 lính Hàn Quốc đã chết và khoảng hơn 11.000 binh lính khác bị thương tật trong cuộc chiến này[12][13]. Đội quân này cũng đã gây ra một danh sách dài những tội ác chiến tranh, những vụ thảm sát thường dân Việt Nam khi tham chiến. Đổi lại, chính phủ Hoa Kỳ tài trợ mọi khoản chiến phí và trả tiền lương cho lính Hàn Quốc, tổng cộng khoảng 10 tỷ đô la Mỹ (tương đương 70 tỷ USD theo thời giá năm 2016). Số tiền được Mỹ chuyển thẳng cho chính phủ Hàn Quốc dưới hình thức trợ cấp, cho vay, chuyển giao công nghệ và ưu đãi thị trường.[14]

Kế hoạch phát triển kinh tế của Hàn Quốc trong thập niên 1960-1970 dựa vào xuất khẩu nhờ giá thành thấp. Chi phí sản xuất được cố tình hạ thấp đến mức tối thiểu bằng cách toàn dân phải cam chịu gian khổ, tiêu dùng hết sức tiết kiệm, chính sách toàn quốc thắt lưng buộc bụng được áp dụng. Các sản phẩm xa xỉ như mỹ phẩm, xe hơi cao cấp, quần áo thời trang, tivi màu... bị hạn chế nhập khẩu ở mức tối đa. Người dân làm việc nặng nhọc và triền miên, nhưng sống kham khổ. Hàng tuần mỗi người dân đều phải nhịn ăn một bữa, không hút thuốc lá ngoại nhập, không uống cà phê. Thời gian lao động kéo dài đến 12-14 tiếng mỗi ngày. Điều kiện lao động kém, lương rất thấp. Các nguồn tài chính có được nhờ chính sách tiết kiệm đến mức kham khổ lại được tái đầu tư vào sản xuất. Phong trào Saemaeul (còn gọi là Phong trào cộng đồng cư dân mới) của Chính phủ tập trung vào phát triển nông thôn Hàn Quốc bằng việc động viên người dân lao động công ích, sau đó tiến hành cải tạo, xây dựng lại toàn bộ những cơ sở hạ tầng đã bị chiến tranh tàn phá mà không cần phải được trả lương.

Nhờ các nhà chính sách quyết đoán và cứng rắn của Chính phủ, mặc dù bị chỉ trích là áp đặt và nặng tay, đã phát huy hiệu quả của lao động giá rẻ như là một chất xúc tác cho nền kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này.

Trong vòng chưa đầy bốn thập kỷ, Seoul đã trở thành một thành phố toàn cầu, một trung tâm kinh doanhthương mạiĐông Bắc Á và là một trung tâm kinh tế phát triển cao, tạo nền móng cho các cơ sở hạ tầng công nghệthông tin liên lạc tiên tiến. Hàn Quốc xem xét tăng trưởng nhanh chóng này là biểu tượng của niềm tự hào quốc gia và tự lập. Bên cạnh phong trào Saemaeul, chính phủ Hàn Quốc cũng thực hiện một kế hoạch phát triển kinh tế táo bạo và hiệu quả được gọi là Kế hoạch năm năm. Có hơn 5 kế hoạch được tạo ra tiếp sau đó, và tất cả được thiết kế để vực dậy nền kinh tế. Mỗi kế hoạch trong số đó đã góp phần vào công nghiệp hóa và mở rộng các thị trường của Hàn Quốc.

Tăng trưởng nhanh từ 1960 đến 1980

Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc gia của Hàn Quốc trung bình trên 10% mỗi năm, từ 3,3 tỷ USD vào năm 1962 đến 204 tỷ USD vào năm 1989. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 87 USD vào năm 1962 lên 4.830 USD vào năm 1989. Tỷ trọng của khu vực chế tạo trong GNP tăng từ 14,3% vào năm 1962 lên 30,3% năm 1987. Tổng khối lượng hàng hoá trao đổi tăng từ 480 triệu USD vào năm 1962 lên 127,9 tỷ USD vào năm 1990. Tỉ lệ tiết kiệm nội địa của GNP tăng từ 3,3% vào năm 1962 lên 35,8% vào năm 1989.